Theo công thức mà Kia đã áp dụng cho các mẫu Picanto, Sorento, Carnival, K4 và K8, phiên bản Sportage mới đồng bộ với dòng xe điện đang mở rộng của thương hiệu. Điểm nhấn là phần đầu xe được thiết kế lại với cụm đèn pha xếp dọc sắc nét hơn, khe hút gió cản trước lớn hơn và lưới tản nhiệt làm mới.
Sportage b\u1ea3n n\u00e2ng c\u1ea5p ra m\u1eaft t\u1ea1i H\u00e0n Qu\u1ed1c. \u1ea2nh: Kia<\/em><\/p>\n\t","\n\tPh\u1ea7n \u0111\u1ea7u xe thay \u0111\u1ed5i thi\u1ebft k\u1ebf.<\/p>\n\t","\n\t
C\u1ee5m \u0111\u00e8n pha x\u1ebfp d\u1ecdc s\u1eafc n\u00e9t h\u01a1n, khe h\u00fat gi\u00f3 c\u1ea3n tr\u01b0\u1edbc l\u1edbn h\u01a1n v\u00e0 l\u01b0\u1edbi t\u1ea3n nhi\u1ec7t l\u00e0m m\u1edbi.<\/p>\n\t","\n\t
\u0110\u00e8n h\u1eadu c\u0169ng thi\u1ebft k\u1ebf l\u1ea1i.<\/p>\n\t","\n\t
V\u00e0nh xe 17-19 inch.<\/p>\n\t","\n\t
Hai m\u00e0n h\u00ecnh 12,3 inch vi\u1ec1n cong c\u00f9ng h\u1ec7 th\u1ed1ng th\u00f4ng tin hi\u1ec3n th\u1ecb tr\u00ean k\u00ednh ch\u1eafn gi\u00f3 (HUD).<\/p>\n\t","\n\t
C\u00e1c khe gi\u00f3 m\u1ea3nh h\u01a1n.<\/p>\n\t","\n\t
Nhi\u1ec1u kh\u00f4ng gian \u0111\u1ec3 \u0111\u1ed3 v\u00e0 c\u00e1c c\u1ed5ng s\u1ea1c.<\/p>\n\t"]' data-component-value="">" alt=""/>Kia Sportage bản nâng cấp giá từ 21.000 USD
Chỉ số phát triển bền vững Việt Nam (VNSI) do HOSE phối hợp tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam ra mắt vào 7/2017. Giải thưởng vinh danh các doanh nghiệp đáp ứng bộ tiêu chí phát triển bền vững và đo lường hiệu suất đầu tư bền vững trên thị trường chứng khoán.
Tính đến cuối tháng 4, chỉ số phát triển bền vững (VNSI) đạt 1.988,54 điểm, tăng 97,8% so với giá trị khởi điểm, tổng giá trị vốn hóa của 20 Công ty có cổ phiếu thuộc danh mục VNSI đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 70 tỷ USD (chiếm 35,8% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường). Vietcombank là doanh nghiệp có vốn hóa quy mô gần 20 tỷ USD.
Đại diện Vietcombank cho biết, giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực của ngân hàng trong hành trình theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, đề cao tính minh bạch, trách nhiệm và kiến tạo giá trị chung cho cộng đồng. Từ đầu năm, nhà băng có sự cải thiện tích cực trên cả ba khía cạnh: môi trường, xã hội và quản trị.
Cũng theo đơn vị, qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank từng bước khẳng định vị thế ngân hàng tiên phong, không ngừng đổi mới sáng tạo. Tính đến cuối 2023, tổng tài sản đạt 1,8 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt mốc 1,5 tỷ USD.
Đơn vị từng đạt danh hiệu "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" liên tục trong nhiều năm liền. Nhà băng đồng thời được ba tổ chức S&P, Fitch Ratings, Moody's xếp hạng ở mức cao nhất trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2019-2023, nhà băng dành hơn 1.900 tỷ đồng tài trợ cho các chương trình an sinh xã hội, thiện nguyện, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân tại địa phương khó khăn trên cả nước.
Vietcombank đặt mục tiêu đến năm 2030 giữ vững vị trí ngân hàng số một tại Việt Nam, đứng trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu và đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Ngân hàng nỗ lực dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG) thông qua hệ thống quản lý môi trường xã hội (ESMS) và hệ thống quản lý rủi ro môi trường xã hội theo tiêu chuẩn VNSI. Trong hành trình đó, đơn vị chú trọng các giá trị văn hóa Vietcombank cốt lõi "Tín - Chuẩn - Mới - Bền - Nhân".
Thái Anh
Trở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanh" alt=""/>Vietcombank hai lần vào top 20 doanh nghiệp phát triển bền vững'Đó là câu chuyện ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đại đa số người thuê trọ trong khu vực đều là lao động phổ thông, làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.
Nắm bắt tình hình này, Công an phường đã tham mưu Đảng ủy, UBND phường phát hành thư ngỏ do Chủ tịch UBND phường ký. Sau đó, cảnh sát khu vực cùng các tổ chức đoàn thể đến từng xóm trọ gửi thư, vận động chủ nhà giảm tiền cho người thuê vì dịch bệnh Covid-19. Các chủ hộ nhà trọ tại phường đều đồng lòng quan tâm, ủng hộ, cùng chia sẻ với các nhân khẩu tạm trú đang phải ở lại.
Câu chuyện nhanh chóng nhận được phản hồi tích cực từ độc giả của VietNamNet. Bạn Tuyên Long bình luận: "Bác chủ tịch tuyệt vời quá! Mong phường nào cũng có bác chủ tịch thế này. Mong các chủ nhỏ trọ đều ủng hộ bác chủ tịch". Bạn Lan Anh thì kỳ vọng: "Mong rằng từng xã, phường, quận, huyện... đều có các hoạt động cụ thể để hỗ trợ người dân!".
Phường kêu gọi, chủ nhà "chơi lớn", giảm 100% tiền thuê trọ
Câu chuyện đặc biệt này xảy ra ở phường Phúc Xá - Ba Đình, nơi tập trung nhiều lao động tự do từ ngoại tỉnh về Hà Nội bươn chải, mưu sinh.
Ngày 16/8, UBND phường Phúc Xá có văn bản gửi các chủ hộ có nhà cho thuê trọ trên địa bàn phường cùng chia sẻ khó khăn với những người thuê trọ là lao động tự do, lao động nghèo... ngụ cư tại các khu nhà trọ, chưa kịp trở về quê hương. Tổ trưởng dân phố cũng tích cực tuyên truyền, vận động chủ các nhà trọ giảm tiền thuê cho khoảng 200 người lao động nghèo.
Bà Trần Thị Tố Tâm, Bí thư phường hồ hởi chia sẻ với báo chí, các chủ trọ nhất trí với lời kêu gọi của phường, giảm giá 50% tiền thuê trọ cho người lao động ngoại tỉnh. Bà cũng hé lộ, riêng gia đình ông Nguyễn Văn Cường quyết định giảm 100% tiền thuê trọ cho những hộ khó khăn.
Dân trọ lay lắt, chủ nhà giữa tâm dịch san sẻ khó khăn
![]() |
TP.HCM tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ảnh: Phong Anh |
TP.HCM vẫn là điểm nóng của dịch Covid-19 đợt 4 này. Tuy nhiên, giữa tâm dịch, các ông/bà chủ nhà trọ lại đồng loạt cùng san sẻ nỗi lo cơm áo gạo tiền với người lao động gặp khó khăn.
Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức là một trong những địa bàn rất chủ động trong công tác vận động các chủ khu nhà trọ giảm tiền thuê cho người lao động, công nhân... Điển hình như câu chuyện gia đình ông Trần Đình Quân - Trưởng ban điều hành khu phố 7 trong phường, chủ động giảm 5 triệu đồng/tháng cho khách thuê nhà để bán bún bò. "Của ít lòng nhiều, lúc khó khăn như vậy người ta mới cần đến mình, cho nên tôi giảm tiền nhà cho người ta", gia đình ông Quân chia sẻ.
Ở phường Tân Thuận Đông, Quận 7, bà chủ dãy trọ 20 phòng Nguyễn Thị Hoa giảm gần 40% tiền thuê cho công nhân trong ba tháng 6, 7, 8. Để người dân trong xóm trọ yên tâm ở nhà phòng chống dịch, bà còn hỗ trợ thêm gạo, thịt, mì, sữa… trong thời gian hẻm trọ bị phong toả.
Khi được hỏi, bà Hoa chia sẻ chân thành: "Điều tôi mong muốn nhất là các công nhân mạnh khỏe, có tinh thần lạc quan, cảm nhận được tình cảm yêu thương và sự chia sẻ của mọi người khi các cháu gặp khó khăn. Qua đó, tôi mong các cháu sẽ sống tốt hơn".
Bình luận về những câu chuyện chủ nhà chia sẻ khó khăn với khách trọ, độc giả Tín viết: "Cảm ơn những tấm lòng hảo tâm của những chủ nhà trọ hào sảng nơi đất khách quê người này". Trong khi đó, bạn tên Hà cảm thán: "Cảm thông những nỗi khổ của người thuê trọ mà còn thất nghiệp. Mong dịch bệnh mau qua để người dân làm ăn bình thường".
Những câu chuyện trên chắc chắn chỉ là vài ba ví dụ tí hon trong "mùa giãn cách", khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thế nhưng, chẳng ai có thể phủ nhận ý nghĩa tươi đẹp, đầy ắp tình người trong từng câu chuyện. Mong rằng đây sẽ là mầm ươm, giúp nảy nở nhiều câu chuyện lung linh khác, lan truyền nguồn năng lượng tích cực tới mọi nẻo đường, tất cả vì mục đích chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Hương Sen
Thay vì ngồi than phiền, lo lắng, chị Lips học cách thay đổi bản thân, suy nghĩ tích cực, nói lời yêu thương nhiều hơn để biến 6 tháng giãn cách trở thành khoảng thời gian ý nghĩa.
" alt=""/>Mùa giãn cách do dịch Covid